Phẩm chất cân bằng (Phần 1) - Thiền Thức Tỉnh

Thiền tích hợp phẩm chấtPhẩm chất cân bằng (Phần 1)

Phẩm chất cân bằng (Phần 1)

Trên hành trình về với nguồn, chúng ta luôn phát triển những phẩm chất thông qua những bài học. Khi một bài học chưa được thông suốt, chúng ta sẽ phải học lại.

Cũng vậy, phẩm chất cân bằng là một phẩm chất cần chúng ta trải qua nhiều bài học để có thể cảm nhận và sống trong nó. Vì sao lại nói như thế? Vì đó là một phẩm chất gắn liền với sự bình an, đủ đầy, thịnh vượng. Và hôm nay, chúng ta sẽ nói về CÂN BẰNG.

Thế nào là cân bng?

Hình tượng trong đời sống có thể khiến ta liên tưởng đến đó là hình chiếc cân hoặc cung Thiên Bình trong hoàng đạo. Vì sao công lý mang hình tượng chiếc cân? Vì chiếc cân thể hiện trạng thái win – win, nghĩa là đôi bên cùng thắng.

Cân bằng có thể hiểu là trạng thái quân bình mà ở đó ta đã đủ đầy thật sự từ bên trong. Hay đó chính là con đường trung đo mà Đc Pht đã đi.

Phẩm chất cân bằng có thể phát xuất từ sự trải nghiệm quá dư hoặc quá thiếu. Thông qua trải nghiệm, bạn nhận diện được sự mất cân bằng bên trong mình. Điều này không dễ nhận ra trong cuộc sống quá vội vã. Vì ta nghĩ, cái người khác có được thì mình cũng phải có được. Đó lại là một biểu hiện của lòng tham. Thế là ta cứ cố đạt hết cái này đến cái khác, mục tiêu này đến mục tiêu khác. Nói thế, không có nghĩa, chúng ta sống mà không có mục tiêu. Nhưng, mục tiêu của chúng ta là vì chính mình so với mình ngày hôm qua, chứ không phải so với người khác.

Phẩm chất cân bằng – Thiền Thức Tỉnh

Đời sống tỉnh thức không phải là tách rời khỏi xã hội, mà là trọn vẹn trong đời sống xã hội. Chúng ta có cơ thể để thực hiện mọi bài học mà linh hồn cần. Do đó, không có sự phân biệt rằng cơ thể không quan trọng bằng linh hồn. Cũng vậy, sự cân bằng rất cần thiết trong từng khía cạnh của một kiếp sống này:

Cân bng v vt cht

Ta thường nói với nhau mục tiêu là cân bằng được công việc và đời sống gia đình. Nhưng có dễ thế không? Không hề dễ. Có thể vào từng thời điểm, chúng ta sẽ có sự ưu tiên khác nhau.

Khi còn trẻ, ta không quan tâm nhiều đến sức khỏe vì nghĩ mình còn quá nhiều điều kiện về sức khỏe. Ta thức khuya, nhận nhiều job cùng lúc, ta bỏ bữa và tham gia vào nhiều cuộc hẹn thâu đêm.

Khi lớn hơn một chút, ta được thăng chức và cũng lập gia đình, ta bắt đầu các cuộc hẹn với đối tác mà bỏ quên bữa cơm với vợ con. Hoặc với người phụ nữ đảm nhiệm chức vụ cao đồng nghĩa với ít thời gian dành cho con và không nấu ăn cho gia đình.

Tuy nhiên, hãy nhắc nhớ bản thân, chúng ta có thể mất cân bằng ở một thời điểm nào đó, nhưng đừng tạo thêm nghiệp quả. Đừng vì những mục tiêu vật chất mà bỏ qua yếu tố đạo đức. Vì ta luôn không đủ đầy khi ta không biết đủ. Hôm nay bạn là triệu phú, nhưng vẫn có rất nhiều tỉ phú ngoài kia. Bạn là giám đốc, nhưng vẫn dưới quyền chủ tịch hội đồng quản trị! Sẽ không bao giờ là đủ, cho đến khi bạn biết đủ!

Nguyên nhân gốc rễ của mất cân bằng do ta chưa thật sự quay về bên trong. Ta vẫn còn mong cầu và phán xét. Nếu biết rằng công việc, tài chính, sự nghiệp… là bài học để ta đi đến thành toàn, ta sẽ biết cách cân bằng.

Cân bng v th cht

Không phải tự nhiên mà có âm – dương trong chế độ ăn. Sự kết hợp giữa âm và dương giúp cơ thể ở trạng thái quân bình, khỏe mạnh.

Rất dễ dàng nhận thấy sự mất cân bằng trong cơ thể. Khi ta ăn quá no, ta dễ buồn ngủ và trở nên chậm chạp, trí óc khó sáng suốt. Khi ta ăn quá ít so với năng lượng tiêu hao, ta cũng dễ mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Cảm nhận cơ thể và thiết lập chế độ ăn vừa đủ. “Đủ” nghĩa là không quá no, nhưng cũng không quá đói sẽ giúp ta đủ năng lượng, duy trì trạng thái minh mẫn nhất.

Cân bng v tinh thn

Sự quân bình về tinh thần là một điều rất quan trọng. Tâm ta thế nào, đời ta thế ấy. Không phải tự nhiên người ta lại nói câu đó. Bởi tâm vững chãi, ta sẽ biết cách cân bằng thể chất và vật chất. Tinh thần chính là những gì chúng ta nghĩ. Do đó, ý niệm rất quan trọng. Khi ta giữ một ý niệm, nó trở thành một nếp nghĩ, từ đó hình thành nên “niềm tin”.

Nếu hiểu về trầm cảm, bạn sẽ biết tinh thần có thể ảnh hưởng đến thể chất như thế nào. Khi rơi vào trạng thái trầm cảm, chính là lúc bị mất cân bằng trầm trọng trong cảm xúc. Mọi thứ lúc đó đều không có ý nghĩa gì. Nghĩa là họ đã bị cảm xúc tiêu cực chi phối quá mức.

Còn đối với căn bệnh “tăng động” thường gặp ở trẻ. Đó là do cảm xúc tích cực quá mức làm cho năng lượng của bé bị thừa thải.

Nói như thế, để bạn hiểu rằng, sự quá mức – dù tiêu cực hay tích cực – đều không tốt.

Chính vì thế, sự cân bằng trong tinh thần quyết định hành vi và thái độ của chúng ta đối với cuộc đời này.

Vì sao cần cân bằng?

Khi phát triển phẩm chất cân bằng, là ta đang đi đến sự thật. Vì ta thành toàn 360 độ ở điểm cân bằng. Khi đó, ta xả ly hoàn toàn khỏi những dính mắc, nhưng ta không chối bỏ nó. Nghĩa là, bạn vẫn sống trong cuộc đời này, nhưng bạn không bị nó “giật dây” điều khiển nữa. Bạn biết bản thân mình đang đi đâu, cần gì và làm gì.

Khi cân bằng, chúng ta quan sát khách quan, nhìn thấy mọi thứ như nó vốn là. Bạn biết bạn là ai. Bạn hiểu vũ trụ và hiểu chính mình. Ở góc độ quan sát, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng, đơn giản và ta nhìn ra bản chất của cuộc đời này. Khi đó, ta đủ đầy, trọn vẹn và tự do.

Làm thế nào để thiết lập lối sống cân bằng ? Mời bạn đón đọc ở phần tiếp theo ^^

Hãy chia sẻ những giá trị tuyệt vời từ bài viết này!!!

Dễ dàng truy cập các bài Thiền mọi lúc, mọi nơi

Tất cả các bài Thiền được tích hợp trong một ứng dụng điện thoại và luôn luôn bên bạn. App Thiền với sứ mệnh thức tỉnh, chữa lành, hỗ trợ con người tiến hóa tâm thức, cân bằng, an lạc và hạnh phúc.